Mọi người đều biết, phim giới thiệu doanh nghiệp là một trong những content quảng bá quan trọng mà các doanh nghiệp quan tâm: Giới thiệu được năng lực của doanh nghiệp tới đối tác một cách trực quan, cô đọng, ngắn gọn, xúc tích mà không phải mất công sức thăm thú doanh nghiệp, không thể thiếu khi trình chiếu tại các hội nghị, hội thảo, là công cụ hỗ trợ sales bán hàng, phát quảng bá tại các showroom, điểm bán, làm content chạy digital, phóng sự phát sóng truyền hình… Các marketer cần đánh giá đúng tầm quan trọng của phim giới thiệu doanh nghiệp để có ứng xử phù hợp khi triển khai sản xuất.
Với kinh nghiệm triển khai hàng trăm phim giới thiệu doanh nghiệp, mình xin phép đúc kết một số điểm nhấn (Key Points) tạo nên thành công một bộ phim doanh nghiệp:
- THÔNG ĐIỆP CHÍNH
Một bộ phim doanh nghiệp hay cần có một thông điệp chính nhất quán, xuyên suốt phim, thông điệp đó có thể là slogan của công ty, hoặc cũng có thể là thông điệp nhỏ hơn nói rõ định hướng của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể. Ví dụ như video demo ColorMedia nhà mình làm phía dưới, thông điệp nhất quán là “Transformation – Chuyển đổi”.
- BỐ CỤC NỘI DUNG
Mỗi bộ phim doanh nghiệp cần rất rõ bố cục nội dung, cũng giống như làm văn có “Mở bài – Thân bài – Kết luận” để người xem hình dung rõ nét về mọi thứ của doanh nghiệp của bạn, từ con người, cơ sở vật chất, triết lý, các hoạt động CSR… Đặc thù mục tiêu của mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những bố cục nội dung khác nhau sao cho phù hợp.
- KHUÔN HÌNH ĐIỆN ẢNH, DIỄN XUẤT DIỄN VIÊN TỐT
Cách đây 5-10 năm hay có khái niệm “phóng sự doanh nghiệp” dài 20-30 phút. Mình hay ví von với anh em, đây là các dạng phim “cúng cụ”. Các doanh nghiệp có hơi hướng tập đoàn nhà nước ngày xưa hay làm. Gần đây các doanh nghiệp này cũng thay đổi rất nhiều (Mình không có ý nói xấu gì đâu, chỉ phân tích chuyên môn dựa trên trải nghiệm của bản thân hehe). Mình dẫn dắt vậy cũng muốn làm rõ ý: khuôn hình đẹp, nghệ thuật, diễn xuất của diễn viên tốt làm lên thành công rất lớn của phim doanh nghiệp, lý giải cho câu hỏi tại sao một ekip sản xuất phim quảng cáo, phim doanh nghiệp lại đông nhân sự đến thế. Chỉ có sự chuyên môn hóa mới tạo ra được những thước phim hay ho.
- TRANG PHỤC, BỐI CẢNH, ĐẠO CỤ CHUẨN NHẬN DIỆN
Cái này thì khỏi phải nói rồi, mọi hình ảnh đưa ra ngoài phải chuẩn hóa nhận diện thương hiệu, rất kiêng kỵ sử dụng màu sắc của đối thủ (Thi thoảng team sản xuất tiền kỳ không để ý sẽ gặp phải tình trạng này, về anh em sản xuất hậu kỳ lại tinh chỉnh to tay :))).
- ĐỒ HỌA KẾT NỐI ẤN TƯỢNG
Như mọi người thấy phim demo phía dưới, các hình ảnh đồ họa mix với các cảnh quay vừa thể hiện được các thông điệp, số liệu… mà còn nhìn rất ấn tượng, thu hút người xem, tránh bị nhàm chán, làm cho phim cô đọng, xúc tích hơn.
- TIẾT TẤU ÂM NHẠC CAO TRÀO
Âm nhạc cũng giống như nội dung, cũng phải có nút thắt, nút cởi, lúc thăng, lúc trầm. Gia vị này nếu không chế biến tốt thì món ăn cũng nhạt mồm nhạt miệng. Có những bộ phim ColorMedia triển khai không có lời bình, chỉ toàn bằng tiết tấu âm nhạc vẫn tạo nên thành công (Theo khách hàng phản hồi lại hi).
- GIỌNG VOICE PHÙ HỢP
Anh chị làm marketing chắc cũng nắm được, một số voicer chỉ đọc TVC quảng cáo nhiều xèng, chỉ đọc cho phim bất động sản, hay đọc cho phim dược phẩm… từ đó có thể thấy lựa chọn giọng đọc phù hợp cũng làm lên sắc màu sâu đậm cho một bộ phim quảng cáo, lưu giữ trong tâm trí khách hàng.
- MÀU SẮC KÍCH THÍCH THỊ GIÁC
Seach từ khóa “Ý nghĩa của màu sắc trong các ấn phẩm quảng cáo” sẽ ra nhiều thông tin thú vị, mỗi loại màu sắc sẽ kích thích thị giác khác nhau, tạo ra cảm xúc khác nhau. Màu sắc trong phim ảnh cũng không ngoại lệ, cũng là gia vị cốt yếu tạo lên thành công của một bộ phim.
- NGÔN NGỮ ĐA DẠNG
Với doanh nghiệp hay kết nối ra nước ngoài, ngoại ngữ là một thứ không thể thiếu trong các nội dung truyền tải, đặc biệt quan trọng với các bộ phim giới thiệu doanh nghiệp. Một bộ phim doanh nghiệp được làm nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng sẽ đem lại hiệu quả vượt trội. Hình thức làm có thể là đọc ngôn ngữ chính, bắn phụ đề ngôn ngữ phụ hoặc sẽ đọc nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau để xuất ra nhiều file sử dụng khác nhau. Lưu ý việc này cũng cần tính toán kỹ khi sản xuất, phải căn chỉnh độ dài ngắn của hình ảnh, vì khi dịch từ ngôn ngữ tiếng Việt sang ngôn ngữ khác sẽ có các độ dài ngắn khác nhau.
- THỜI LƯỢNG PHIM VỪA ĐỦ
Mình nhận thấy phần đa người xem mất kiên nhẫn khi xem một thứ gì đó dài, thế nên Tiktok gần đây mới lên ngôi. Thời lượng của một bộ phim cũng vậy, cần vừa đủ để người xem cảm thấy không bị nhàm chán, mệt mỏi. Thông thường một bộ phim nên trong khoảng từ 5 đến 7 phút, hoặc ngắn hơn một chút từ 3-5 phút.
Trên đây là một số đúc rút từ kinh nghiệm sản xuất phim doanh nghiệp trong nhiều năm qua, chia sẻ đến anh chị em trong cộng đồng. Hy vọng mọi người lượm nhặt được một chút gì đó hữu ích cho bản thân, doanh nghiệp mình.